Lấy ý kiến cử tri về Đề án hợp nhất ĐVHC cấp tỉnh và sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã tỉnh Quảng Ngãi
Lấy ý kiến cử tri về Đề án hợp nhất ĐVHC cấp tỉnh và sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã tỉnh Quảng Ngãi
1. Các nội dung liên quan đến tổ chức lấy ý kiến cử tri
1.1. Tuyên truyền lấy ý kiến cử tri
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn cho cử tri trong việc tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội trong việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp.
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri được tiến hành công khai, dân chủ, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
1.2. Nội dung thông tin, tuyên truyền
- Quan điểm, mục tiêu, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của công việc hợp nhất ĐVHC cấp tỉnh và sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã tỉnh Quảng Ngãi.
- Phương án, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại địa phương.
- Quyền của cử tri đại diện hộ gia đình tham gia lấy ý kiến.
- Thời gian; địa điểm; hình thức tổ chức lấy ý kiến cử tri.
- Các nội dung khác có liên quan.
1.3. Hình thức thông tin, tuyên truyền
- Phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyền tại hội nghị của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, của thôn, tổ dân phố.
- Thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng và các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
1.4. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri bao gồm: Đề án hoặc Phương án tóm tắt hợp nhất ĐVHC cấp tỉnh và Đề án hoặc Phương án tóm tắt sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã tỉnh Quảng Ngãi.
Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử UBND cấp huyện và cấp xã; niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã; nhà văn hóa các thôn, tổ dân phố; các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
2. Tổ chức lấy ý kiến cử tri
2.1. Thành lập Tổ lấy ý kiến cử tri
Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập ngay Tổ lấy ý kiến cử tri theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; thành phần từ 05 - 07 người do Bí thư Chi bộ hoặc Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố làm Tổ trưởng; Thư ký và Tổ viên là đại diện tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố và có thể có cán bộ, công chức cấp xã tham gia.
2.2. Hình thức, tổ chức lấy ý kiến cử tri: Tổ chức hội nghị phát phiếu lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình hoặc phát phiếu lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình do địa phương quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
(Có mẫu lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình đính kèm)
2.3. Địa điểm lấy ý kiến cử tri
- Tại các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.
- Trường hợp thôn, tổ dân phố chưa có nhà văn hóa thì có thể lựa chọn địa điểm khác cho phù hợp nhưng phải đảm bảo thuận lợi cho việc lấy ý kiến.
- Phát phiếu đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến
2.4. Thống nhất thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri
Dự kiến sáng Chủ nhật, ngày 20/4/2025, bắt đầu vào lúc 7 giờ 00 và kết thúc trước 11 giờ 00 (thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh). Tùy tình hình tại địa phương, việc tổ chức lấy ý kiến cử tri có thể bắt đầu hoặc kết thúc sớm hơn (do địa phương quyết định).